Các nữ đại gia vẫn giữ vị trí trên danh sách những người giàu nhất, dù không tham gia vào điều hành tập đoạn cùng chồng.
Vợ tỷ phú vợ lên top 3 người giàu nhất
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (TCB) của tỷ phú Hồ Hùng Anh vừa công bố cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 với lợi nhuận trước thuế đạt 5.560 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 9 tháng đạt 17 nghìn tỷ đồng.
Tài sản của Techcombank cũng tăng mạnh, thêm hơn 23% so với đầu năm, trong khi dư nợ khác vay tăng 15,7% – con số khá ấn tượng trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Tại Techcombank, giá cổ phiếu TCB vẫn ở gần đỉnh lịch sử, với vốn hóa đạt 190 nghìn tỷ đồng, khoảng 8,4 tỷ USD. Cổ phiếu TCB sáng 21/10 tăng nhẹ lên mức 53.400 đồng/cp.
Theo Forbes, tính tới 20/10, ông Hồ Hùng Anh, chủ tịch Techcombank có khối tài sản tròn 2,4 tỷ USD. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, sở hữu khối tài sản hơn 10 nghìn tỷ đồng – là một trong 3 vị phu nhân giàu nhất sàn chứng khoán. Bà đứng thứ 13 trong danh sách người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.
Vợ các tỷ phú luôn là điều bí ẩn
Những nữ đại gia giàu bậc nhất Việt Nam
Người phụ nữ thứ hai nằm trong Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam là bà Vũ Thị Hiền – phu nhân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long. Bà Hiền nắm giữ 328,1 triệu cổ phiếu HPG và là cổ đông lớn thứ hai của tập đoàn (chiếm tỷ lệ 7,34% vốn điều lệ) chỉ sau chồng bà. Tuy nhiên, bà lại không nắm giữ vị trí quản lý, điều hành nào trong Tập đoàn Hòa Phát.
Với thị giá của VIC là 92.400 đồng (giá đóng cửa phiên 19/10), mặc dù mức độ giàu có của ông Phạm Nhật Vượng vẫn chưa có ai sánh kịp song vị trí xếp hạng người giàu đối với bà Phạm Thu Hương – phu nhân ông Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thúy Hằng (em gái bà Hương) đã có những biến động nhất định.
Theo đó, bà Hương và bà Hằng không còn nằm trong Top 10 người giàu nhất, tuy vậy, giá trị tài sản vẫn rất lớn, lần lượt là 15.736 tỷ đồng và 10.509 tỷ đồng. Cả bà Hương và bà Hằng đều là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.
Trong khi bà Hương nắm giữ gần 170 triệu cổ phiếu VIC, chiếm tỷ lệ 4,47% vốn điều lệ Vingroup thì em gái bà cũng sở hữu 113,5 triệu cổ phiếu này, tỷ lệ đạt 2,98%.
Nữ đại gia buôn vàng gặp hạn
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung vừa công bố chỉ số kinh doanh quý III/2021 với doanh thu giảm gần 78% xuống 877 tỷ đồng. Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã khiến doanh nghiệp của nữ hoàng vàng bạc phải đóng 80% số cửa hàng để thực hiện giãn cách xã hội.
Trong quý III, sau khi khấu trừ chi phí PNJ lỗ sau thuế 158 tỷ đồng, so với mức lãi 202 tỷ hồi quý III/2020.
Tính trong 9 tháng, PNJ chỉ còn lãi 576 tỷ đồng, giảm hơn 10% và chỉ thực hiện được chưa tới 47% kế hoạch năm.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận của bà Cao Thị Ngọc Dung tiếp tục mở rộng hệ thống bán lẻ. PNJ mở mới thêm 14 cửa hàng PNJ Gold. Tuy nhiên, doanh nghiệp bán lẻ vàng bạc nữ trang số 1 Việt Nam đóng cửa 17 cửa hàng PNJ Silver.
PNJ của bà Dung bước vào giai đoạn u ám nhất trong nhiều năm trở lại đây do những quy định siết chặt của Chính phủ để đối phó với làn sóng đại dịch. Hàng trăm cửa hàng đóng cửa đã ảnh hưởng mạnh đến doanh số bán hàng. Mặt khác, giãn cách xã hội, người dân không ra ngoài khiến nhu cầu trang sức cũng sụt giảm mạnh.
Kinh doanh vàng gặp khó vì dịch bệnh
“Lão tướng” FPT muốn bán cổ phiếu
Trong ngày 22/10, báo cáo về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, ông Bùi Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần FPT cho biết, ông dự kiến sẽ bán ra 4,5 triệu cổ phiếu FPT trong khoảng thời gian từ ngày 27/10 đến ngày 24/11 thông qua giao dịch thỏa thuận.
Với giao dịch này, sở hữu của “lão tướng” FPT tại tập đoàn sẽ giảm từ 22,43 triệu cổ phiếu, tương đương 2,47% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, xuống còn 17,93 triệu cổ phiếu, tương đương 1,98% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Nói về lý do bán ra số cổ phiếu trên, ông Bùi Quang Ngọc giải thích do “nhu cầu cá nhân”.
Tạm tính theo thị giá của FPT (giá đóng cửa phiên 22/10), ông Bùi Quang Ngọc sẽ thu về khoảng 438 tỷ đồng. Ông Bùi Quang Ngọc sinh năm 1956, là một trong 13 thành viên sáng lập FPT, là lãnh đạo đầu tiên phụ trách mảng công nghệ thông tin (CNTT) của FPT
Theo đại diện FPT, cả doanh thu và lợi nhuận duy trì đà tăng trưởng tích cực với động lực chính từ mảng công nghệ và viễn thông. Như vậy, sau 9 tháng, doanh nghiệp này đã hoàn thành khoảng 72% mục tiêu doanh thu và 74% lợi nhuận cả năm. Sau 9 tháng đã qua của năm 2021, FPT ghi nhận 24.953 tỷ đồng doanh thu và 4.575 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 17,9% và 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 9 tháng đầu năm, FPT liên tục ghi nhận những đơn hàng lớn, trong đó có 16 dự án với quy mô trên 5 triệu USD/dự án, tăng 167% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu từ chuyển đổi số trong 9 tháng vừa qua của FPT cũng đạt 3.947 tỷ đồng, tăng 59,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung vào các công nghệ số như điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), Low code…
Ông trùm Điền Quân giàu cỡ nào?
Ông Đỗ Văn Bửu Điền được biết đến là ông trùm quyền lực nhất nhì showbiz Việt. Những chương trình giải trí, gameshow đình đám như Thách thức danh hài, Giọng ải giọng ai, Biệt tài tí hon,.. đều do công ty của Color Man nắm bản quyền sản xuất.
Thời gian làm việc tại đài truyền hình giúp Color Man gây dựng được uy tín lớn và sở hữu nhiều mối quan hệ với mạng lưới truyền thông rộng khắp.
Năm 2008, Bửu Điền đã tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp của mình khi rời bỏ công việc gắn bó 20 năm của mình cùng với người bạn của ông quyết định thành lập công ty. Công ty Điền Quân Media & Entertainment ra đời với số vốn ít ỏi, chuyên cung cấp các dịch vụ sản xuất truyền hình, quảng cáo, tổ chức sự kiện từ A-Z, tư vấn chiến lược truyền thông, tiếp thị và quảng cáo. Trong đó, nổi bật nhất là các gameshow giải trí.
Từ công ty nhỏ lẻ, Color Man đã biến Điền Quân thành cả một tập đoàn truyền thông lớn với hàng ngàn nhân viên cùng vốn đầu tư lớn. Hiện, Điền Quân là một trong ba công ty truyền thông lớn nhất tại Việt Nam, sở hữu loạt chương trình đình đám như Thách thức danh hài, Hát mãi ước mơ, Giọng ải giọng ai, Giọng ca bất bại…
Nhiều người ước tính lợi nhuận hàng năm của công ty Điền Quân có thể lên tới cả trăm tỷ đồng.
Startup ôm mộng “kỳ lân” tuyên bố đóng cửa
Trên trang cá nhân của Đinh Viết Hùng (Hung Dinh) viết: “Dám thay đổi, dám từ bỏ thì mới tập trung vào việc lớn được. Hùng tuyên bố từ bỏ tất cả các business không phải là Blockchain để tập trung 1000% vào Blockchain”.
DesignBold chính thức ra mắt vào ngày 25/10/2016, với mục tiêu giải quyết các thách thức trong lĩnh vực thiết kế và trao quyền cho tất cả mọi người từ khắp mọi nơi để tạo ra các nội dung trực quan từ trí tưởng tượng của mỗi người.
Nền tảng này từng đạt được những cột mốc tăng trưởng ấn tượng. Chỉ trong 2 tuần đầu mở bán, DesignBold đã giành được 3.000 đơn hàng, tương đương doanh thu 117.000 USD và trở thành một “hiện tượng” của giới start-up toàn thế giới thời điểm đó.
Nền tảng này cũng có hơn 90.000 người dùng, đạt hơn 5 tỷ doanh thu, tạo được hơn 8.000 mẫu thiết kế chuyên nghiệp sau hơn nửa năm ra mắt. Đây cũng là 1 trong 5 start-up Việt lọt vào top 100 start-up nổi bật châu Á tại sự kiện công nghệ Echelon Asia Summit 2017.
DesignBold cũng đã phát đi tuyên bố sẽ chính thức đóng cửa vào sinh nhật năm thứ 5 của công ty vào 25/10/2021.
Theo Vietnamnet