“Bán mang về” là cụm từ quen thuộc mà nhiều chủ quán tại các thành phố lớn như Hà Nội, HCM, Đà Nẵng nhắc đến khi có ai đó hỏi thăm về tình hình kinh doanh trong mùa dịch. Làn sóng Covid thứ 4 ập tới khiến nhiều nhà hàng, quán ăn, cafe sụt giảm 40 – 50% lượng khách so với trước. Tuy vậy, các cơ sở kinh doanh vẫn cố gắng tuân thủ quy định vì mục tiêu chống dịch.
Khi tình hình dịch bệnh vẫn còn kéo dài, công nghệ 4.0 lên ngôi, xu hướng bán hàng mang về, đặt hàng và thanh toán trực tuyến là tất yếu để duy trì việc kinh doanh. Vậy khi bán hàng và đồ ăn mang về cần lưu ý những gì để đảm bảo lượng khách và doanh thu ổn định? Hãy cùng xem bài viết dưới đây mà Doanh nghiệp và Pháp luật đã nghiên cứu và tổng hợp nhé.
Mùa dịch các nhà hàng, quán ăn chỉ được bán mang về
1. Thực trạng kinh doanh bán mang về trong thời dịch
“Lượng khách giảm hơn phân nửa” là lời than thở của nhiều hàng quán do khách hàng đã quen ăn tại chỗ rồi đi làm luôn. Tuy nhiên, các chủ quán cũng nhất trí với việc không phục vụ tại chỗ để góp phần kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Nếu như trước kia, cửa hàng tận dụng được chút không gian để kê bàn, làm thêm tấm chắn để đón khách thì hiện giờ, các hàng quán đã dọn dẹp bớt bàn ghế, lấy không gian cho Shipper của các ứng dụng giao hàng chờ lấy đồ mang đi. Đa phần các quán phải cho nhân viên nghỉ bớt để cắt giảm chi phí.
Vì bán hàng online mang đi nên lượng khách chỉ dồn vào giờ cao điểm khoảng 1 giờ buổi trưa nên thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải và lên đơn chậm. Mặt bằng chung, lượng khách mua hàng đã giảm 40% so với trước khi đợt dịch Covid thứ 4 bùng phát.
Tuy nhiên, nhiều cửa hàng bán phở, bún, miến đã phải đóng cửa vì có bán online cũng không trụ được vì chi phí mặt bằng và phí phải trả cho các ứng dụng đặt đồ ăn như Now, Grab, Beamin quá lớn. Các cửa hàng trước đây bán tối hay bán đêm tấp nập đến vậy thì bây giờ cũng phải đóng cửa vì dịch bệnh vì buổi tối ít người ra ngoài.
Shipper đến lấy đồ ăn mang về đi giao
2. Bí quyết để bán hàng mang về thành công
Trái ngược với các nhà hàng, quán cafe chưa có thâm niên và kinh nghiệm bán hàng online, thì một số nhà hàng lớn như: Nhà hàng Bể Cá (Tô Hiến Thành) và Madam Nhung (Quán Sứ) doanh số vẫn tăng khi trong mùa dịch vì lượng khách ổn định. Dưới đây là một số kinh nghiệm để có thể bán mang về thành công trong mùa dịch.
2.1. Tìm cách giữ nguyên hương vị sản phẩm sau khi mang đi
Vì đã chuyển sang mô hình bán hàng mang về nên đồ ăn, thức uống sau khi được chuẩn bị xong sẽ không được sử dụng ngay mà sẽ mất thêm 15 đến 30 phút giao hàng. Đồ ăn rất dễ bị nguội đi và mất hương vị đặc trưng như cá, hải sản… Lúc này, nhà hàng nên hướng dẫn shipper để đồ ăn vào túi cách nhiệt và cung cấp cho khách hàng cách để hâm nóng lại sản phẩm để đảm bảo hương vị của món ăn.
Đối với các món bún phở, quán cũng nên gói nước riêng, bún tươi riêng và đồ ăn kèm riêng để tránh thời gian vận chuyển lâu khiến sợi bún bị trương, làm mất sự ngon lành của món ăn.
Đối với một số món đồ uống như trà sữa, cafe, nước ép việc vận chuyển lâu cũng khiến đá bị tan khiến sản phẩm loãng ra và không giữ được hương vị như ban đầu. Giải pháp ở đây, bạn có thể bỏ đá vào túi riêng và để khách hàng thêm vào tùy theo sở thích.
Yêu cầu shipper đựng đồ ăn trong túi cách nhiệt
2.2. Chú ý đến quy cách đóng gói đồ ăn, thức uống để tránh đổ vỡ
Trong quá trình shipper vận chuyển, sẽ không tránh được va chạm. Nếu không đóng gói sản phẩm cẩn thận rất dễ dẫn đến tình trạng thức ăn bị đổ, tràn, nhất là với những món ăn nước hay những set combo đồ ăn.
Để khắc phục tình trạng này, hãy đảm bảo bao bì khi vận chuyển đủ kín và chắc chắn. Bạn có thể sử dụng túi zip bạc để đựng nước dùng, hộp nhựa có nắp kín để đựng thức ăn khô. Đối với đồ uống, ngoài việc dập nắp nilon, chủ quán hoàn toàn có thể bọc thêm 1 lớp màng bọc thực phẩm nilon trước khi đóng nắp để chống tràn, đổ vỡ.
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng quán của bạn lúc nào cũng đủ bao bì, hộp, cốc để phục vụ việc bán mang về. Sự cẩn thận, tỉ mỉ khi đóng gói món ăn cũng sẽ khiến khách hàng thêm hài lòng và tin tưởng đối với cửa hàng của bạn.
Nhiều loại hộp đựng đồ ăn mang về
2.3. Bán đồ ăn trên mạng xã hội
Mạng xã hội là một mảnh đất tiềm năng để tìm kiếm khách hàng có nhu cầu về ăn uống. Chủ quán có thể lập Fanpage bán hàng riêng cho quán của mình và cập nhật các thông tin về thực đơn, khung giờ giao hàng lên đó để khách hàng nắm thông tin. Hãy nhớ khung giờ đăng đồ ăn trưa vào khoảng từ 10:30 đến 12:00 và khung giờ trà chiều khoảng 14:00 đến 16:00.
Nhà hàng đăng bài bán hàng trên Facebook
Ngoài Fanpage, chủ quán hãy tham gia các group cộng đồng như các group cư dân chung cư hay chợ online của các quận huyện, group về ẩm thực để đăng bài bán sản phẩm của mình. Các group có đến hàng chục nghìn thành viên với lượng tương tác hàng nghìn lượt mỗi ngày cũng rất dễ giúp bạn ra đơn.
Zalo, SMS, Messenger cũng là các kênh tiềm năng. Bạn có thể nhắn tin cho khách để giới thiệu món mới và gửi kèm đường link hoặc mã QR để họ order.
Làm Website bán hàng cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên để có 1 Website đẹp và đầy đủ tính năng, bạn phải bỏ rất nhiều tiền bạc và công sức. Vậy tại sao chủ quán không sử dụng ngay kênh bán online Web Order ngay trên phần mềm quản lý của cửa hàng mình? Nếu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng nhà hàng Sapo FnB, chủ quán có thể dễ dàng tạo ngay một Website Order với đầy đủ tính năng như:
- Order từ xa, thanh toán nhanh chóng bằng mã QR, không lo dịch bệnh
- Tạo menu, tùy chỉnh thời gian nhận đơn, khu vực bán hàng đơn giản
- Chia sẻ link hoặc mã QR dẫn đến Web Order lên Facebook, Zalo hoặc gửi tin nhắn để mời khách hàng đặt món
- Đồng bộ đơn hàng về phần mềm quản lý ngay lập tức
- Chuẩn bị món và gọi ship Ahamove tận nơi cho khách hàng
- Tạo Web Order ngay trên phần mềm, không mất thêm chi phí cho bên thứ 3
- Bán hàng online website order
- Màn hình Web Order cho phép khách hàng đặt hàng nhanh chóng
2.4. Kết nối các app giao đồ ăn
Bên cạnh việc tự chủ kênh bán, quán còn có thể kết nối các app giao đồ ăn như Now, đăng ký GrabFood, GoFood, Beamin, Loship, Ahamove để bán mang về đồ ăn, thức uống. Chi phí chiết khấu cho các ứng dụng rơi vào từ 20 – 25% tổng giá trị đơn hàng.
Sau khi kết nối, bạn hãy đăng ký trở thành đối tác chính thức của các ứng dụng để được hưởng ưu đãi và có cơ hội tham gia chương trình khuyến mãi, marketing của app cũng như chương trình quảng cáo để nhanh chóng ra đơn.
2.5. Nghiên cứu nhu cầu của người dùng để chuyển hướng kinh doanh phù hợp
Chị Thu Hương – quản lý nhà hàng Bể Cá cho biết: khi giãn cách, nhiều cơ quan công sở cho nhân viên làm việc tại nhà, các mẹ vừa làm việc vừa trông con, làm việc nhà, nấu ăn nên rất bận. Vì vậy, các món đồ ăn sẵn và các món tẩm ướp sẵn như chả cốm, bò sốt vang, lợn quay, canh dưa gân thăn… của nhà hàng vẫn bán chạy.
Quán trà sữa đã chuyển sang bán đồ uống đóng chai
Các món đồ ăn sáng như xôi, cháo sườn hay các loại đồ uống mùa hè như rau má, sinh tố, trà sữa vẫn hút khách. Nếu các đơn tiệc và liên hoan ở nhà hàng Madam Nhung giảm thì đơn đồ ăn trưa, cơm văn phòng được đặt qua Fanpage của nhà hàng lại tăng.
Trong mùa dịch, hành vi mua sắm của khách hàng cũng có nhiều thay đổi. Hãy xem bài viết 3 ý tưởng bán đồ ăn mang về mùa dịch hay bài viết về xu hướng trà sữa đóng chai mới để thay đổi mô hình kinh doanh, phù hợp với nhu cầu khách hàng.
3. Tổng kết
Theo kinh nghiệm của những chủ quán thành công khi chuyển dịch sang mô hình bán mang về, để có được lượng khách mua hàng online ổn định thì điều quan trọng là quán phải có uy tín, đồ ăn ngon, chất lượng, hợp vệ sinh và đặc biệt kênh bán hàng online phải luôn được chăm sóc, duy trì.
Do đó, trong lúc dịch bệnh vẫn kéo dài, công nghệ 4.0 lên ngôi, các hình thức thanh toán, mua bán trực tuyến nở rộ thì việc các chủ kinh doanh cần phải nhanh chóng để thích ứng thì mới có thể duy trì kinh doanh ổn định, tạo ra nguồn doanh thu và tăng uy tín với người dùng.